5 NGUYÊN TẮC GIÚP BÉ ĂN DẶM HIỆU QUẢ
5 NGUYÊN TẮC GIÚP BÉ ĂN DẶM HIỆU QUẢ

Nguyên tắc 1: “Từ ngọt đến mặn”: Khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ. Sau khi làm quen với bột ăn dặm ngọt, mẹ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. Sẵn sàng đón nhận các món ăn dặm khác từ ngũ cốc, hoa quả, rau củ…

 

Nguyên tắc 2: “Từ ít đến nhiều”: Để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần, cụ thể như tháng đầu nên cho ăn 1-2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén… sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng - dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

 

Nguyên tắc 3: “Từ loãng đến đặc: Cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”, đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.

 

Nguyên tắc 4: “Tô màu chén bột”: Nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt. Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác… Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, pho mát và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi.

Đối với trẻ nhỏ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người mẹ không nên cho thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ, vì hai quả thận của trẻ vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

 

Nguyên tắc 5: “Không ép trẻ ăn”: Khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5-7 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.

Ngoài ra, để kích thích khả năng thèm ăn, ăn ngon miệng ở trẻ, phụ huynh cần thêm dầu, mỡ vào quá trình chế biến món ăn vừa giúp trẻ dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu hơn.

 

Những lưu ý khi trẻ bị biếng ăn

Không nên cho bé ăn cơm quá sớm: Vì khi bé chưa mọc đủ răng, cơm là loại thức ăn quá cứng đối với bé. Điều này không tốt chút nào cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Không để trẻ ăn ngậm thìa: Nếu mẹ nào có thói quen ngậm thìa và thức ăn trước khi đưa vào miệng bé, thì trước đó mẹ nên vệ sinh răng miệng thật sạch để tránh lây các bệnh về đường răng miệng sang bé.

Cai sữa cho bé quá sớm: Với trẻ nhỏ sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Nhiều mẹ cho rằng chỉ cần cho trẻ ăn nhiều lên để thay thế sữa mẹ. Nhưng đây là một sai lầm, hãy cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sau đó là một kế hoạch ăn dặm từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp và từ loãng đến sền sệt rồi đến đặc.

Quá nhiều chất bổ dưỡng: Đây là một nguyên nhân làm cho bé biếng ăn khá bất ngờ. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng đạm mỗi bé cần 1 ngày từ 4-4,5g/kg trọng lượng cơ thể. Với trẻ 1 tuổi thì mỗi ngày tối đa là 100g thịt.

Một chế độ ăn trứng hợp lý là từ 1-3 lòng đỏ trứng/tuần: Chỉ khi bé bị dị ứng với trứng thì mẹ mới nên kiêng, nếu không chúng ta sẽ bỏ qua một nguồn dinh dưỡng rất tốt.

Chứng biếng ăn ở trẻ sẽ được trị nếu các mẹ kiên trì và nắm bắt được tâm lý của bé cưng. Vì vậy, các mẹ cần “bỏ túi” những nguyên tắc trên để trị chứng biếng ăn ở trẻ.

Thanh Quế

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh