NHỮNG SAI LẦM CỦA MẸ KHI CHO TRẺ UỐNG SIRO HO
NHỮNG SAI LẦM CỦA MẸ KHI CHO TRẺ UỐNG SIRO HO

Họ coi các loại sirô là một dược phẩm an toàn bởi thành phần chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên họ không biết rằng những sai lầm sau đây có thể gây nguy hiểm cho con.

Cứ ho nhẹ là uống sirô

Trên tạp chí BMJ Case Reports, các chuyên gia y tế đến từ trường Đại học Quốc gia Ireland đã đề cập tới trường hợp của một cô bé 14 tuổi vô tình uống quá liều siro ho. Hậu quả là, cô bé rơi vào trạng thái lú lẫn.

Bên cạnh đó, nhiều loại sirô còn gây hại cho thần kinh bởi nó chứa kháng histamin - một chất an thần nhẹ, làm ức chế thần kinh trung ương để giảm ho. Nếu mẹ cho trẻ uống sirô lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Đặc biệt, khi uống sirô ho, nhiều trẻ dưới 2 tuổi bị kích động, co giật. Trường hợp trẻ bị biếng ăn, ngủ kém, có thể do trẻ bị rối loạn chức năng sinh lý, cơ thể sẽ tự thích nghi và điều chỉnh, mẹ không nên cho trẻ uống sirô để kích thích ăn ngon. Do cơ thể trẻ còn yếu, có nguy cơ lệ thuộc thuốc hoặc nhiều khi phản tác dụng.

Theo PGS.TS Nhi khoa Nguyễn Tiến Dũng (Bệnh viện Bạch Mai): Sirô ho có tác dụng tạm thời ức chế cơn ho, phù hợp với các bệnh ho do viêm họng, cảm cúm nhưng cần dùng theo sự chỉ định của bác sĩ. Bởi có những loại sirô ho chống chỉ định cho trẻ dưới 2-6 tháng tuổi.

Không ít trường hợp bệnh của bé trở nên nặng hơn do phụ huynh tự mua các loại sirô ho cho trẻ uống. Trong khi hầu hết các loại sirô ho được đăng ký là thuốc, chứ không phải là một loại thực phẩm chức năng thông thường. Mà đã là thuốc thì phải uống theo chỉ định chứ không phải “cứ ho là uống”.

Dùng lại lọ thuốc đã uống chưa hết

Vì nghĩ vẫn còn sử dụng được, nhiều bà mẹ đã cất lọ sirô ho dùng dở để lần sau nếu con ho lại cho uống tiếp. Họ không biết rằng, điều này rất nguy hiểm, bởi sirô ở dạng lỏng nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Để đảm bảo an toàn, phụ huynh đừng nên “tiếc của để dành” mà giữ lại những lọ thuốc siro uống dở.

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vậy đâu là cách dùng tốt nhất

Bố mẹ nên nhớ rằng, có nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ và mỗi nguyên nhân có cách điều trị khác nhau.

Ví dụ như trẻ bị ho do nước mũi chảy xuống họng, chỉ cần dùng thuốc nhỏ mũi, vệ sinh sạch mũi thì trẻ sẽ hết ho.

Trường hợp trẻ ho kèm sốt, mũi khô, khó thở, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, cơ ngực lõm… thì nên đi khám để gặp sự tư vấn của bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc sirô cần chú ý:

- Không cho trẻ uống sirô trước bữa ăn vì thuốc có hàm lượng đường cao có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa, nhiều khi khiến trẻ có cảm giác kém ăn.

- Không cho trẻ uống trước khi đi ngủ vì đường bám vào răng dễ lên men chua, làm hỏng men răng, gây sâu răng.

Bênh cạnh đó, bố mẹ có thể tự làm các sirô chữa ho tự nhiên cho con, vừa hiệu quả lại an toàn chẳng hạn:

1. Chanh đào ngâm mật ong, đường phèn:

- Chanh đào (1kg), loại càng già càng tốt. Nên lựa những quả tươi, chín vàng, mỏng vỏ.

- Mật ong: 1 lít.

- Đường phèn: 0,5 kg.

- Muối: 1kg.

- Bình thủy tinh có nút đậy, vỉ nén bằng nan tre.

- Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Cắt chanh thành những miếng mỏng, ngâm cả hạt.

- Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh.

- Cuối cùng đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Có thể thay đường phèn bằng muối.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Sirô chanh đào:

Cho hỗn hợp chanh đào, mật ong, đường phèn vào máy xay sinh tốt, xay nhỏ ra làm thành dạng sirô, lọc bỏ bã cặn rồi cho bé uống, có thể pha thêm chút nước ấm cho bé dễ uống hơn.

3. Chanh đào chưng đường phèn (mật ong):

- Chanh đào rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng, bỏ hạt, trộn với đường phèn hoặc mật ong (chỉ sử dụng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi).

- Cho hỗn hợp này vào bát rồi đem hấp cách thủy.

- Để bát chưng này hơi ấm ấm rồi cho trẻ uống, dùng trong ngày và dùng 2-3 lần/ ngày.

Tiểu Bùi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh